Dịch vụ thành lập hộ kinh doanh

Nhiều bạn đặt câu hỏi: Có phải cứ kinh doanh là phải đăng ký kinh doanh hay không?

Thực ra không phải mọi hoạt động kinh doanh nào cũng phải đăng ký kinh doanh. Có những hoạt động kinh doanh như là buôn chuyến, bán rong, làm muối, bán vé số dạo, chữa khóa, rửa sửa giữ xe, cắt tóc, vẽ tranh, chụp ảnh v.v... nhưng không cần phải đăng ký kinh doanh.

1. Khi nào thì phải đăng ký kinh doanh

Khi bạn kinh doanh hàng hóa dịch vụ nằm ngoài Danh mục không phải đăng ký kinh doanh (buôn chuyến, bán rong như liệt kê trên), hoặc dù nằm trong Danh mục trên nhưng bạn thích đăng ký kinh doanh, hoặc khi đối tác muốn bạn phải có tư cách pháp lý nhất định, thì đó là lúc bạn cần xem xét đến việc đăng ký kinh doanh.

2. Có mấy loại hình đăng ký kinh doanh

Theo Luật doanh nghiệp, có 2 mô hình: doanh nghiệp và hộ kinh doanh. Doanh nghiệp lại phân ra thành 5 loại hình: doanh nghiệp tư nhân (DNTN), công ty hợp danh, công ty TNHH 2-50 thành viên, công ty TNHH 1 thành viên, và công ty cổ phần. Như vậy tổng cộng có 6 loại hình.

3. Hộ kinh doanh: Ưu nhược điểm

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê (GSO), tính đến thời điểm 31/12/2020, cả nước có khoảng 700.000 DN HTX, hơn 5 triệu HKD.

Hộ kinh doanh có lịch sử lâu đời ở Việt Nam với nhiều tên gọi khác nhau như tổ chức tiểu sản xuất hàng hóa (trước Đổi mới), hộ cá thể, hộ tiểu công nghiệp, nhóm kinh doanh, hộ kinh doanh cá thể, và thay đổi theo từng thời kỳ. Trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam hiện nay, kinh tế hộ kinh doanh là một lực lượng quan trọng, có vai trò đáng kể trong việc tạo ra của cải vật chất, hàng hóa, dịch vụ cho xã hội, trực tiếp đóng góp vào sự tăng trưởng kinh tế, tạo việc làm cho người lao động và giải quyết các vấn đề xã hội khác.

Về quy mô: Trước đây HKD chỉ được đăng ký kinh doanh tại một địa điểm, sử dụng dưới 10 lao động, trường hợp sử dụng từ 10 lao động trở lên thì phải đăng ký thành lập doanh nghiệp. Hiện nay đã bỏ quy định giới hạn địa điểm, số lượng lao động của HKD.

Về tiếp cận thị trường: HKD là loại hình khó tiếp cận thị trường nhất đối với một số ngành nghề yêu cầu phải là doanh nghiệp mới được kinh doanh (VD: kinh doanh BĐS), hạn chế đối tác, đặc biệt là đối tác khu vực và quốc tế, không được xuất hóa đơn VAT, không được thành lập chi nhánh nước ngoài, cùng một số đặc quyền khác dành cho doanh nhân (như thẻ đi lại doanh nhân APEC).

4. Một số lưu ý đối với hộ kinh doanh

HKD thích hợp với khu vực kinh doanh truyền thống, ưa thích phương pháp khoán thuế, khách hàng và đối tác không quá khó tính, không yêu cầu phải xuất hóa đơn, khi đó HKD sẽ giúp cho chủ hộ giảm bớt phân bổ nguồn lực vào các công tác sổ sách kế toán, giúp tập trung toàn lực cho hoạt động kinh doanh bận rộn.

HKD vẫn có thể vay vốn tín dụng ngân hàng tương tự như các doanh nghiệp.


Đăng ký thành lập hộ kinh doanh

Theo Điều 87 Nghị định số 01/2021/NĐ-CP, hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh gồm có:
1. Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh
2. Giấy tờ pháp lý của cá nhân/biên bản/ủy quyền

Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh thực hiện theo mẫu thống nhất. Bạn đọc có thể liên hệ Văn phòng Luật Boss để nhận biểu mẫu nhé.

Danh sách 14 Dịch vụ cơ bản:

Dịch vụ thành lập hộ kinh doanh
Dịch vụ chuyển đổi hộ kinh doanh thành doanh nghiệp
Dịch vụ thành lập doanh nghiệp tư nhân
Dịch vụ thành lập công ty hợp danh
Dịch vụ thành lập công ty TNHH hai thành viên trở lên
Dịch vụ thành lập công ty TNHH một thành viên
Dịch vụ thành lập công ty cổ phần
Dịch vụ thành lập tập đoàn
Dịch vụ tạm ngừng kinh doanh
Dịch vụ giải thể doanh nghiệp
Dịch vụ phá sản doanh nghiệp
Dịch vụ sang tên đổi chủ
Dịch vụ tư vấn rà soát
Dịch vụ chuyển tiền xuyên biên

Dịch vụ Luật Boss — Dịch vụ dành cho các Boss.

Luật Boss