Nhiều bạn đặt câu hỏi: Có phải cứ kinh doanh là phải đăng ký kinh doanh hay không?
Thực ra không phải mọi hoạt động kinh doanh nào cũng phải đăng ký kinh doanh. Có những hoạt động kinh doanh như là buôn chuyến, bán rong, làm muối, bán vé số dạo, chữa khóa, rửa sửa giữ xe, cắt tóc, vẽ tranh, chụp ảnh v.v... nhưng không cần phải đăng ký kinh doanh.
1. Khi nào thì phải đăng ký kinh doanh
Khi bạn kinh doanh hàng hóa dịch vụ nằm ngoài Danh mục không phải đăng ký kinh doanh (buôn chuyến, bán rong như liệt kê trên), hoặc dù nằm trong Danh mục trên nhưng bạn thích đăng ký kinh doanh, hoặc khi đối tác muốn bạn phải có tư cách pháp lý nhất định, thì đó là lúc bạn cần xem xét đến việc đăng ký kinh doanh.
2. Có mấy loại hình đăng ký kinh doanh
Theo Luật doanh nghiệp, có 2 mô hình: doanh nghiệp và hộ kinh doanh. Doanh nghiệp lại phân ra thành 5 loại hình: doanh nghiệp tư nhân (DNTN), công ty hợp danh, công ty TNHH 2-50 thành viên, công ty TNHH 1 thành viên, và công ty cổ phần. Như vậy tổng cộng có 6 loại hình.
3. Công ty TNHH hai thành viên trở lên (CTTNHH 2TV)
Theo “Sách trắng doanh nghiệp Việt Nam năm 2023” ("The White Book"), tính đến thời điểm 31/12/2022, cả nước có 895.876 doanh nghiệp đang hoạt động. Trong tổng số này, chiếm tỉ lệ cao nhất là CTTNHH 1TV: 86%, tiếp theo CTCP: 9,4%, rồi đến CTTNHH 2TV: 4%. Đây là bộ ba được ưa chuộng nhất trong ĐKDN
Sở dĩ cùng là loại hình CTTNHH nhưng 2TV lại xếp sau 1TV khoảng cách xa về số lượng là bởi 2TV cần có sự tham gia đứng tên của nhiều thành viên nên tăng thêm điều kiện về con người, mặt khác thông lệ kinh doanh ở ta thường do một người đứng lên làm chủ.
Nếu bạn muốn được san sẻ gánh nặng trong việc gây dựng, góp vốn, 'teamwork' cùng nhau thì 2TV là lựa chọn tốt hơn 1TV. Bản chất của loại hình 2TV là cùng chia sẻ rủi ro cũng như lợi ích, điểm nhấn ở đây là sự hợp tác diễn ra giới hạn giữa những người thân thiết nhau mà không quá mở rộng ra bên ngoài như CTCP.
4. Một số lưu ý đối với CTTNHH 2TV
Trong một CTTNHH 2TV thì Hội đồng thành viên là cơ quan cao nhất. Nghị quyết của HĐTV được thông qua khi đạt từ 65% tỷ lệ vốn góp hoặc từ 75% đối với một số nội dung, hoặc một tỷ lệ khác quy định trong Điều lệ.
Chủ tịch HĐTV phải là thành viên HĐTV. Giám đốc hoặc Tổng giám đốc không bắt buộc phải là thành viên HĐTV (có thể là người được thuê bên ngoài).
CTTNHH 2TV có ít nhất 01 người đại diện theo pháp luật là người giữ một trong các chức danh là Chủ tịch HĐTV hoặc TGĐ hoặc GĐ. Luật Boss khuyên bạn: Chỉ nên để NĐDTPL là GĐ/TGĐ.
LUẬT BOSS chuyên dịch vụ khai sinh, khai tử, kế toán trọn gói, và lập hồ sơ năng lực tài chính, vay vốn ngân hàng cho các doanh nghiệp.
LỜI KHUYÊN:
1. Khách hàng chưa nên đăng ký kinh doanh khi chưa thật sự cần thiết.
2. Chi phí nuôi một bộ máy kê khai thuế, Luật Boss ước tính ít nhất vào khoảng 3-20 triệu đồng/quý.
3. Khách hàng có thể bị tạm hoãn xuất cảnh bởi cơ quan Thuế.
4. Khách hàng có thể bị các cuộc gọi làm phiền (quảng cáo, spam, v.v...).
Do đó, tuy là đơn vị chuyên cung cấp dịch vụ khai sinh doanh nghiệp nhưng Luật Boss khuyên bạn "không nên đăng ký kinh doanh", trừ khi bắt buộc phải đăng ký kinh doanh thì Luật Boss sẽ giúp bạn rà soát hết các rủi ro pháp lý liên quan mới được đăng ký. Cụ thể:
Trước hết, Luật Boss gạt bỏ rủi ro pháp lý cho người đứng tên thành lập bằng việc giúp họ luôn luôn có ít nhất 01 phương án dự phòng rút lui an toàn (tạm ngừng, giải thể, phá sản, xóa tên) trong trường hợp có thay đổi kế hoạch. Tiếp theo là việc lựa chọn giữa vô hạn và hữu hạn trách nhiệm, điều này là rất quan trọng.
Ngoài ra, tùy từng trường hợp và theo yêu cầu, Luật Boss cung cấp dịch vụ đánh giá rủi ro đặt tên doanh nghiệp (tránh trùng thương hiệu), lựa chọn địa chỉ (tránh vi phạm PCCC), đặt vốn điều lệ ở mức tối ưu, và ngăn chặn các xung đột nội bộ giữa các thành viên góp vốn bằng việc thiết kế, đưa vào trong bản Điều lệ những quy tắc chung mang tính tiên lượng.
Dịch vụ Luật Boss — Dịch vụ dành cho các Boss.
Xem thêm