Dịch vụ thành lập công ty cổ phần

Nhiều bạn đặt câu hỏi: Có phải cứ kinh doanh là phải đăng ký kinh doanh hay không? 

Thực ra không phải mọi hoạt động kinh doanh nào cũng phải đăng ký kinh doanh. Có những hoạt động kinh doanh như là buôn chuyến, bán rong, làm muối, bán vé số dạo, chữa khóa, rửa sửa giữ xe, cắt tóc, vẽ tranh, chụp ảnh v.v... nhưng không cần phải đăng ký kinh doanh.

1. Khi nào thì phải đăng ký kinh doanh

Khi bạn kinh doanh hàng hóa dịch vụ nằm ngoài Danh mục không phải đăng ký kinh doanh (buôn chuyến, bán rong như liệt kê trên), hoặc dù nằm trong Danh mục trên nhưng bạn thích đăng ký kinh doanh, hoặc khi đối tác muốn bạn phải có tư cách pháp lý nhất định, thì đó là lúc bạn cần xem xét đến việc đăng ký kinh doanh.

2. Có mấy loại hình đăng ký kinh doanh

Theo Luật doanh nghiệp, có 2 mô hình: doanh nghiệp và hộ kinh doanh. Doanh nghiệp lại phân ra thành 5 loại hình: doanh nghiệp tư nhân (DNTN), công ty hợp danh, công ty TNHH 2-50 thành viên, công ty TNHH 1 thành viên, và công ty cổ phần. Như vậy tổng cộng có 6 loại hình.

3. Công ty cổ phần (CTCP)

Theo “Sách trắng doanh nghiệp Việt Nam năm 2023” ("The White Book"), tính đến thời điểm 31/12/2022, cả nước có 895.876 doanh nghiệp đang hoạt động. Trong tổng số này, chiếm tỉ lệ cao nhất là CTTNHH 1TV: 86%, tiếp theo CTCP: 9,4%, rồi đến CTTNHH 2TV: 4%. Đây là bộ ba được ưa chuộng nhất trong ĐKDN.

CTCP là loại hình được Luật Boss khuyến nghị khách hàng lựa chọn, vừa bởi tính bảo mật thông tin chủ sở hữu* vừa bởi tính tập hợp huy động vốn.

CTCP là loại hình duy nhất được phát hành cổ phần, trở thành công ty đại chúng, niêm yết trên sàn chứng khoán.

4. Một số lưu ý đối với công ty cổ phần

Không giống DNTN, CTHD, CTTNHH 2TV, CTTNHH 1TV gồm có 2 cấp, CTCP có đến 3 cấp: ĐHĐCĐ, HĐQT và TGĐ. ĐHĐCĐ biểu quyết theo tỷ lệ cổ phần. HĐQT biểu quyết theo đa số đầu người. TGĐ là cơ chế thủ trưởng.

Chính vì nhiều điểm ưu việt đồng nghĩa với việc khó quản lý về mặt nhà nước nên CTCP bị hạn chế kinh doanh trong nhiều ngành nghề đòi hỏi công khai thông tin sở hữu gắn với trách nhiệm ràng buộc.

Các tập đoàn trên thế giới hầu hết ưa thích lựa chọn loại hình công ty cổ phần, tùy từng quốc gia với những tên gọi khác nhau: Corporation, Incorporation, Group, Holdings, etc.


LUẬT BOSS chuyên dịch vụ khai sinh, khai tử, kế toán trọn gói, và lập hồ sơ năng lực tài chính, vay vốn ngân hàng cho các doanh nghiệp.

LỜI KHUYÊN:

1. Khách hàng chưa nên đăng ký kinh doanh khi chưa thật sự cần thiết.

2. Chi phí nuôi một bộ máy kê khai thuế, Luật Boss ước tính ít nhất vào khoảng 3-20 triệu đồng/quý.

3. Khách hàng có thể bị tạm hoãn xuất cảnh bởi cơ quan Thuế.

4. Khách hàng có thể bị các cuộc gọi làm phiền (quảng cáo, spam, v.v...).

Do đó, tuy là đơn vị chuyên cung cấp dịch vụ khai sinh doanh nghiệp nhưng Luật Boss khuyên bạn "không nên đăng ký kinh doanh", trừ khi bắt buộc phải đăng ký kinh doanh thì Luật Boss sẽ giúp bạn rà soát hết các rủi ro pháp lý liên quan mới được đăng ký. Cụ thể:

Trước hết, Luật Boss gạt bỏ rủi ro pháp lý cho người đứng tên thành lập bằng việc giúp họ luôn luôn có ít nhất 01 phương án dự phòng rút lui an toàn (tạm ngừng, giải thể, phá sản, xóa tên) trong trường hợp có thay đổi kế hoạch. Tiếp theo là việc lựa chọn giữa vô hạn và hữu hạn trách nhiệm, điều này là rất quan trọng.

Ngoài ra, tùy từng trường hợp và theo yêu cầu, Luật Boss cung cấp dịch vụ đánh giá rủi ro đặt tên doanh nghiệp (tránh trùng thương hiệu), lựa chọn địa chỉ (tránh vi phạm PCCC), đặt vốn điều lệ ở mức tối ưu, và ngăn chặn các xung đột nội bộ giữa các thành viên góp vốn bằng việc thiết kế, đưa vào trong bản Điều lệ những quy tắc chung mang tính tiên lượng.

Dịch vụ Luật Boss — Dịch vụ dành cho các Boss.

Luật Boss