Luật Boss hướng dẫn khách hàng thành lập công ty có vốn nước ngoài như sau:
1. Quan điểm tiếp cận
Việt Nam nộp đơn xin gia nhập Hiệp định WTO tháng 1/1995, đến ngày 11/1/2007 chính thức trở thành thành viên thứ 150
Mặc dù được hưởng các quyền NT, MFN, quan điểm của nhà đầu tư nước ngoài khi gia nhập một thị trường là làm sao để nước đó phải mời gọi mình. Để làm được điều này tại Việt Nam, nhà đầu tư cần nắm rõ tinh thần của các chính sách, luật pháp Việt Nam.
Bản chất của việc chấp thuận chủ trương đầu tư tại Việt Nam là việc cơ quan thẩm quyền "lựa chọn nhà đầu tư". Điều này được thể hiện ngay tiêu đề khoản 1 Điều 29 Luật số 61/2020/QH14, theo đó lựa chọn bởi 03 hình thức: Đấu giá, Đấu thầu & Chấp thuận. Một kinh nghiệm khi các bạn lập hồ sơ trong tiến trình chấp thuận nhà đầu tư là cần nêu bật được những điểm vượt trội, có lợi đối với địa phương; phát huy bản sắc để không lẫn vào số đông; chứng minh năng lực tài chính được xếp sau cùng.
Như vậy, ngay từ khâu ban đầu nhà đầu tư đã tạo được thiện cảm và lợi thế hồ sơ.
2. Áp mã ngành nghề
Có 02 hệ thống ngành nghề mà các bạn cần quan tâm là VSIC và CPC.
VSIC | CPC |
VSIC là viết tắt của Vietnam Standard Industrial Classification of All Economic Activities, là Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam (Quyết định số 27/2018/QĐ-TTg) | CPC (Central Product Classification) là Hệ thống phân loại sản phẩm trung tâm của Liên hợp quốc |
Các bạn ghi mã VSIC đối với mọi doanh nghiệp (gồm cả không có vốn nước ngoài và có vốn nước ngoài).
Đối với doanh nghiệp có vốn nước ngoài có ngành nghề thuộc danh mục tiếp cận có điều kiện (59 ngành) thì ghi thêm mã CPC theo biểu mẫu hướng dẫn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, hiện nay là CPC v2.1. Trường hợp lấy ngành trong Biểu cam kết dịch vụ WTO VI EN thì vì Biểu này sử dụng Danh sách phân loại dịch vụ số MTN.GNS/W/120 (11 sector/155 sub) viện dẫn đến PCPC năm 1991 vì vậy các mã CPC trong Biểu chính là PCPC (mà ghi ngắn gọn là CPC) nên sẽ ghi theo MTN.GNS/W/120 và viện dẫn đến PCPC (1991).
3. Lựa chọn Hiệp định
- CPTPP: Khi nhà đầu tư đến từ Australia, Brunei, Canada, Chile, Japan, Malaysia, Mexico, New Zealand, Peru, Singapore, và UK (hoặc sử dụng Hiệp định UKVFTA).
- EVFTA: Khi nhà đầu tư đến từ Austria, Belgium, Bulgaria, Croatia, Cyprus, Czechia, Denmark, Estonia, Finland, France, Germany, Greece, Hungary, Ireland, Italy, Latvia, Lithuania, Luxembourg, Malta, Netherlands, Poland, Portugal, Romania, Slovakia, Slovenia, Spain, Sweden.
4. Lãnh sự giấy tờ
Nếu nhà đầu tư đến từ nước thành viên Công ước Hague thì dán tem Apostille thay cho CNLS tại cơ quan nước cấp.
Hiện có hơn 120 quốc gia là thành viên Công ước Hague. Việt Nam chưa phải là thành viên Công ước Hague. Các quốc gia chưa phải là thành viên Công ước: Afghanistan, Algeria, Angola, Bangladesh, Benin, Burkina Faso, Burma Myanmar, Cambodia, Cameroon, Canada, Chile, China, Congo Republic, Congo Democratic, Ivory Coast, Cuba, Egypt, Eritrea, Ethiopia, Ghana, Guinea, Haiti, Indonesia, Iran, Iraq, Jamaica, Jordan, Kenya, Kuwait, Laos, Lebanon, Libya, Macedonia, Madagascar, Malaysia, Mali, Mauritania, Mozambique, Myanmar Burma, Nepal, Niger, Nigeria, Pakistan, Palestine, Philippines, Qatar, Rwanda, Saudi Arabia, Senegal, Sierra Leone, Singapore, Sri Lanka, Sudan, Syria, Taiwan, Tanzania, Togo, Thailand, Turkmenistan, UAE (United Arab Emirates), Uganda, Vietnam, Yemen, Zambia, Zimbabwe
Ngọc Minh (D3)
Published 30 August 2024
Last updated 13 September 2024